Rượu vang và tôn giáo

Rượu vang và tôn giáo

Trong một lá thư gửi Abbe Morellet vào năm 1779, Benjamin Franklin đã nói rằng vị trí tối ưu của khuỷu tay là bằng chứng cho thấy Chúa muốn chúng ta uống rượu vang. Xét cho cùng, nếu như Đức Chúa Trời đặt khuỷu tay xuống thấp hơn trên cánh tay, chúng ta sẽ không thể nào nâng ly rượu vang lên tận miệng được. Còn nếu khuỷu tay được đặt cao hơn, ly rượu vang sẽ trượt lên phía trên môi của chúng ta.

“Từ tình hình thực tế của khuỷu tay,” Franklin đã viết, “chúng ta có thể uống một cách dễ dàng, ly rượu đi thẳng vào miệng. Vậy thì chúng ta, với tất cả sự kính trọng, hãy nâng ly lên để tôn thờ sự khôn ngoan nhân từ này; – hãy yêu và uống rượu vang! ”

Cuộc tranh luận của Franklin chắc hẳn chỉ là một chuyện vui tếu táo. Nhưng nó nhắc nhở chúng ta rằng, rượu vang, hơn hẳn mọi loại đồ uống khác, được kết nối mật thiết với tôn giáo và những nghi thức thờ phụng.

Mục lục

Rượu và tôn giáo: những người bạn đồng hành không tuổi

Người Ai Cập, chẳng hạn, từ hơn 6.000 năm trước, đã gắn rượu vang với nhiều vị thần của mình. Hathor, vị thần rượu vang (God of wine) của người Ai Cập, đã được thờ phục và tưởng niệm một cách tôn kính vào ngày “Day of Intoxication” hàng tháng.

Tương tự như vậy, người Hy Lạp ca ngợi Dionysus là người ban cho thế giới tất cả những món quà tốt và xác định ông là vị thần bảo trợ cho rượu vang. Người ta nói rằng Dionysus đã mang đến sự ngây ngất và tầm nhìn thuộc linh cho những tín đồ của ông. Người La Mã, trong khi đó, lại tin rằng rượu vang đã được ban cho loài người bởi Jupiter, vị thần vĩ đại của không khí, ánh sáng và sức nóng.

Gần như tất cả các lễ hội tôn giáo La Mã đều trùng hợp với các giai đoạn quan trọng trong chu trình trồng nho và sản xuất rượu vang. Các nền văn hóa châu Á cũng kết hợp rượu vang với tinh thần. Điều này có thể thấy trong các thùng rượu sake lớn ở các đền thờ Thần đạo Nhật Bản và vị trí của rượu vang trên bàn thờ nghi lễ thờ Thần Tài của người Trung Quốc.

“Sự sùng bái rượu vang” đã thấm nhuần trong cả đạo Do Thái và đạo Cơ đốc từ thời xa xưa. Trong văn hóa Địa Trung Hải cổ đại, rượu vang không phải là một thứ xa xỉ – nó là một thứ đồ uống hàng ngày, được uống bởi mọi người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi. Vì lý do này, không có gì ngạc nhiên khi kinh thánh Do Thái mô tả rượu vang như một dấu hiệu ban ơn của Đức Chúa Trời cho loài người chúng ta.

Kinh Tân Ước của người Thiên Chúa giáo ghi lại rằng, phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu ở nơi công cộng đã xảy ra trong lễ cưới tại Cana, tại đó Ngài đã biến nước lã thành rượu vang. Bí tích Kitô giáo đã mô tả mối liên kết giữa những thú vui tinh tế của việc uống rượu vang với sự thôi thúc tâm linh phải tìm kiếm sự hoà hợp với Thiên Chúa và tình anh em trong một cộng đồng chan hoà yêu thương. Trong nhiều thế kỷ, các linh mục Công giáo đã bảo tồn và truyền bá các kỹ thuật làm rượu vang thông qua việc cung cấp rượu vang như một thứ nước thiêng cho các nghi lễ tôn giáo.

Một quốc gia, nằm dưới Đức Chúa Trời – với rượu vang đủ cho tất cả.

Mối quan hệ mật thiết giữa rượu vang và tôn giáo được truyền sang các thuộc địa của Mỹ. Những người hành hương bắt đầu làm rượu ngay sau khi họ đến Plymouth và sử dụng rượu vang của họ để chào mừng Lễ Tạ Ơn đầu tiên vào năm 1623. Năm 1697, Cha Juan Ugarte dẫn một nhóm nhỏ linh mục Dòng Tên từ Mexico vào vùng Baja của California. Ở nơi đó, ngay lập tức họ trồng các cây nho với sứ mệnh cung cấp cho nhà thờ một nguồn rượu vang đáng tin cậy cho lễ Ban Thánh và bổ sung thêm cho các bữa ăn ít ỏi của các linh mục. Nhiều hội truyền giáo như thế được xây dựng ở San Diego, Los Angeles, Santa Barbara, Monterey và San Francisco – kết quả là California trở thành một hạt nhân trong sản xuất rượu vang của quốc gia.

Rượu vang, Benjamin Franklin đã viết, là 'bằng chứng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và muốn nhìn thấy chúng ta hạnh phúc.'

Benjamin Franklin đã viết, ‘Rượu vang là bằng chứng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và muốn thấy chúng ta hạnh phúc.’

Những nhà truyền giáo ở vùng Trung Tây của nước Mỹ không kém phần quan tâm đến việc chia sẻ rượu vang như một cách để kết nối cộng đồng. Những người Tin Lành Đức định cư tại Missouri phát hiện ra rằng cùng uống rượu vang tạo ra cảm giác tình bạn thân thiết và mối liên kết với nhau trong cộng đồng Kitô hữu. Trong khi đó, trong những năm đầu, khi các hội thánh tồn tại ở những nơi như Kirtland, Ohio và Nauvoo, Illinois, Giáo Hội “Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su” đã nhận thấy rằng việc uống rượu vang tạo ra những tâm trạng thay đổi có lợi cho sự nhiệt tình tôn giáo.

Mật hoa của các chúa hay “chén của quỷ”?

Không còn thắc mắc, đó là một câu hỏi tâm điểm của những tranh cãi bất tận giữa những người ủng hộ nhiệt tình rượu vang và những người đã thúc đẩy sự ban bố của luật cấm rượu trên khắp nước Mỹ vào năm 1920.

Có nhiều lý do xã hội và văn hóa cho Lệnh Cấm này, chẳng hạn như mối lo ngại về hiệu quả kinh tế, việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi những kẻ nghiện rượu, và bảo vệ di sản Tin Lành của quốc gia khỏi những người nhập cư Công giáo Ailen.

Cuối cùng, với việc thông qua Đạo Luật Volstead,  Lệnh Cấm Rượu được thực thi tại Hoa Kỳ từ năm 1920 cho đến khi bãi bỏ vào năm 1933. Tuy nhiên, về mặt chính trị, điều này chỉ có thể được thông qua bằng cách đưa ra các quy định về việc tiếp tục sản xuất rượu cho cả hai hội thánh Cơ Đốc và Do Thái.

Điều thú vị là, vì quá nhiệt tình muốn thúc đẩy lệnh cấm, nhiều người Tin Lành bảo thủ cho rằng những trích dẫn kinh thánh về rượu vang đã làm sai lệch các bản văn gốc: họ tuyên bố rằng văn bản gốc của Kinh Thánh chỉ có ý định đề cập đến những loại nước ép nho đơn giản, chưa lên men.

Trong khi hầu như không có học giả nghiêm túc nào ủng hộ quan điểm đó, điều này lại nhắc nhở chúng ta rằng nhiều tín đồ Kitô hữu cảm thấy việc uống rượu vang là tội lỗi và thay thế nước ép nho cho rượu vang trong các nghi thức tôn giáo của họ.

Đối với Welches, rượu vang là 'chén của quỷ.'

Đối với Welches, rượu vang là ‘chén của quỷ.’

Thomas Welch, một bộ trưởng sau trở thành nha sĩ, đã rất kiên quyết phản đối các đồ uống có cồn đến mức ông tự hoàn thiện một quá trình loại bỏ các men sinh cồn từ nước ép nho. Như con trai ông, Charles, đã phản ánh, Công ty Welch “được sinh ra vào năm 1869 vì niềm đam mê phục vụ Đức Chúa Trời, bằng cách cung cấp cho Giáo Hội của Ngài những ‘nước ép từ trái nho,’ thay vì ‘chén của quỷ’.”

Nhưng Benjamin Franklin có thể sẽ không đồng ý với Thomas Welch. Rượu vang, Franklin đã viết, là “bằng chứng rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và muốn thấy chúng ta hạnh phúc.”